Cách chọn mũ bảo hiểm chất lượng cho mọi người

Cách chọn mũ bảo hiểm chất lượng cho cả Nam và Nữ

Mũ bảo hiểm hiện nay đã và đang trở thành nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi người. Có rất nhiều mẫu mã nón bảo hiểm của các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hiện tại để cho bạn lựa chọn như: Royal, Andes, Asia,Bopa, Beon, Yohe, Bulldog, Tanked,… Và làm thế nào để chọn được chiếc mũ tốt và thật sự phù hợp?

Ngày nay, loại mũ này không ngừng được cải tiến và nâng cao. Nó đã dần thâm nhập vào đời sống và được sử dụng nhiều lĩnh vực khác nhau như: hàng không, vũ trụ, thể thao, quân đội, giao thông….

Mũ bảo hiểm Protec Viva 2 màu - Giới thiệu

Cấu tạo

  • Lớp vỏ ngoài làm từ nhựa cứng siêu bền.
  • Lớp thứ hai bên trong lớp nhựa là đệm bảo vệ được làm bằng xốp,bảo vệ đầu khi va chạm.
  • Lớp thứ ba làm bằng vải mềm giúp làm êm đầu khi đội mũ
  • Quai cài có miếng giữ cằm để cố định mũ.
  • Kính chắn gió làm từ nhựa trong suốt.
  • Ngoài ra có một số loại nón bảo hiểm có đệm lót cổ, bọc gỡ cạnh,…

Cách chọn mũ bảo hiểm tốt và phù hợp.

Lựa chọn mũ phù hợp là việc vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ sự an toàn cho người tham gia giao thông khi xảy ra tai nạn. Có nhiều yếu tố cần phải cân nhắc khi chọn mua mũ. Bên cạnh các yếu tố như kích thước, chủng loại, các chỉ số an toàn, bạn nên chú ý đến một số vấn đề khác thuộc về cảm nhận và sự an toàn thụ động. Cùng tìm hiểu cách chọn lựa một chiếc mũ tốt:

  1. Kiểm tra chất lượng mũ

Khi nói đến mũ đội bảo hiểm thì một điều chắc chắn rằng nó phải đầy đủ tất cả các bộ phận và đạt chất lượng để có thể bảo vệ phần đầu của người sử dụng. Vậy nên trước khi mua một chiếc mũ này thì bạn nên xem xét thật kỹ các bộ phận để tránh mua phải hàng giả và hàng kém chất lượng. Thế nên Cap sẽ giúp cho bạn biết thêm một số thông tin về các bộ phần cần lưu ý của mũ:

  1.  Vỏ mũ:

Mũ không đạt chuẩn: Vỏ mũ làm bằng nhựa mỏng, giòn, dễ vỡ khi va chạm mạnh, những mũ giả thường được thiết kế theo kiểu thời trang (mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, mũ phớt…).

Mũ đạt chuẩn: Vỏ mũ làm bằng nhựa tốt, dày, cứng, nhựa ABS, nhựa PVC, bề mặt nhẵn mịn, khó vỡ ngay cả khi va đập, thường theo những kiểu truyền thống.

Thông thường người ta hay sử dụng nhựa ABS để sản xuất mũ.

Những ưu điểm của ABS:

  • Có khả năng chịu va đập tốt, chống mài mòn hiệu quả và đặc tính nổi bật khác của vật liệu này chính là sự dẻo dai.
  • Trọng lượng nhẹ, ứng dụng trong cả sản xuất những dụng cụ phục vụ sinh hoạt, thể thao, ý tế….
  • Chất lượng sử dụng tốt, cùng với đó là giá thành của sản phẩm sản xuất từ nhựa ABS cũng khá rẻ.

Kính mũ hiểm là một trong những bộ phận có hay không tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, Cap vẫn khuyên bạn nên chọn mũ có kính bởi chúng bảo vệ rất tuyệt vời cho đôi mắt và vùng da mặt cho bạn. Ngoài chức năng đó kính MBH còn có tác dụng chống bụi, chống lóa, chống mưa,…Thế nên bạn nên cân nhắc khi lựa chọn kính phù hợp và đạt chất lượng. Kính của MBH chất lượng sẽ phải đáp ứng được 2 tiêu chí sau: Chịu được lực tác động theo thử nghiệm quy chuẩn của Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia. Nếu kính có bị vỡ thì các mảnh vỡ không được tạo thành các mảnh nhọn có góc nhỏ hơn 60 độ.

Hệ số truyền sáng không được nhỏ hơn 85% theo quy chuẩn chính thức.

Có 5 loại kính thông thường:

  • Kính chắn gió MBH thông thường.
  • Kính MBH đi đêm
  • Kính MBH chống xước
  • Kính MBH chống lóa.
  • Kính dây MBH.

b. Xốp làm mũ:

Vai trò của xốp mũ là bộ phận rất quan trọng của một chiếc mũ bảo hiểm, và chúng có những công dụng sau:

Là một bộ phận hấp thụ và chịu được lực từ vỏ mũ chuyền vào bên trong. Vậy nên nó có thể bảo vệ phần đầu cho người sử dụng khi có tai nan hay va chạm xảy ra.

Tạo cảm giác thoãi mái cho người sử dụng với tính năng có thể cách nhiệt với môi trường. Mặc cho thời tiết nắng nóng nhưng vẫn giữ cho bên trong mũ được thông thoáng.

Chính lớp xốp bên trong này giúp cho việc cố định đầu của người đội. Không bị lệch trong quá trình di chuyển, tạo cảm giác thoãi mái nhất.

Thông thường người ta sử dụng xốp EPS để làm xốp mũ hiểm. Vậy xốp EPS là gì?

Có tên tiếng Anh là (Foam) EPS, được cấu thành từ những nguyên liệu chủ yếu hạt Expandable PolyStyrene, với những đặc tính như sau:

Xốp EPS khác với những loại xốp thông thường khi được gia công bằng cách nén xốp ở tỷ trọng cao, vì thế xốp có độ cứng vững rất tốt.

Là sản phẩm của việc kích nở của hạt nhựa ở nhiệt độ 90°c, vì thế kích thước của hạt sẽ tăng lên 25-45 lần, và thể tích bên trong chiếm tới hơn 90% là không khí.

Với đặc điểm vật liệu và cấu tạo như vậy nên khả năng cách nhiệt và hấu thụ xung động của hạt xốp EPS là rất tốt.

Cách phân biệt xốp EPS với những loại xốp khác :

– Và sự tuyệt vời của chất liệu xốp EPS là giúp nâng cao tất cả 3 yếu tố trên vì thế đây là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất MBH.

– Hiện nay có rất nhiều mũ có lớp xốp kém chất lượng, được bán phổ biến tại các cửa hàng. Để phân biệt xốp EPS nguyên sinh với những loại xốp thông thường khác bạn có thể dựa vào độ cứng của xốp.

– Bạn dùng đầu ngón tay bấm vào phần xốp, nếu như xốp dễ dang bị biến dạng thì đó là những chiếc mũ không an toàn khi sử dụng. Xốp EPS rất cứng vững vì vậy khi bấm đầu ngón tay vào xốp gần như không bị biến dạng.

Quai mũ (chắc chắn chịu lực lớn mà không bị tuột hay bị gãy)

Trong mũ bảo hiểm, quai mũ là một bộ phận không thể nào thiếu và nó rất quan trong trong việc bỏ đảm sự an toàn cho bạn. Được cấu tạo từ những sợi tơ nilong tổng hợp nên nó có đọ bền và dai, chịu đựng được sức kéo. Quai mũ được kết nối với phần vỏ mũ giúp giữ qoai mũ được chắc chắn hơn, cố định mũ, khi đội thì nó giúp cho việc cố định mũ trên đầu người đội khi di chuyển. Chốt mũ từ nhựa cứng rất bền và chắc chắn. Bạn có thể điều chỉnh khoảng cách quai mũ để làm sao cho mũ bạn có thể cố định ở một vị trí. Tránh tình trang khi đang di chuyển mà bị rớt ra ngoài.

c. Chọn kích cỡ và trọng lượng mũ

Chọn kích thước và trọng lượng mũ bảo hiểm là một trong những bước rất quan trọng. Độ bảo vệ của MBH cũng từ bước này mà ra. Nếu như bạn chọn một chiếc mũ không vừa với kích cỡ đầu của bạn thì máu khó lưu thông không tốt gây cho bạn cảm giác thiếu tập trung khi lái. Vậy nên Cap sẽ chỉ cho bạn cách xác định kích thước mũ đơn giản nhất:

Dùng thước dây quấn quanh vòng đầu, tại vị trí trên chân mày 2cm. Lấy kết quả thu được so với bảng bên dưới để xác định sizemũ tương ứng. Lưu ý, đây là bảng kích thước dành riêng Shark Helmet, có thể không giống bảng kích thước của các hiệu khác.

Nếu kết quả nằm giữa 2 size, nên ưu tiên chọn size lớn liền kề. VD, vòng đầu đo được là 58,5cm, ưu tiên chọn nón size L. Lý do: sử dụng nón lớn hơn một ít giúp bạn cóthể sử dụng trùm đầu, khăn thấm mồ hôi mà không gây khó chịu do nón quá chật. Ngoài ra, bạn cần một chiếc mũ vừa đủ thoải mái để máu huyết lưu thông tốt về đầu, giữ được sự tỉnh táo và tập trung tối đa khi điều khiển xe.

Sau khi đội vào, các bạn giữ nón lắc qua trái phải, trước sau, nếu mũ không dễ di chuyển thì đó là kích thước phù hợp. Bạn sẽ cảm thấy hơi áp lực ở phần má, nhưng không cảm thấy đau là ok.

d. Chọn nón bảo hiểm theo kiểu dáng

Có nhiều kiểu dáng nón bảo hiểm, tuỳ theo nhu cầu mà chúng ta nên chọn loại nón phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu những ưu điểm, nhược điểm của các loại mũ dưới đây:

Nón bảo hiểm fullface

fullface
https://nonbaohiemqc.com/cat/non-fullface/

Ưu điểm:

Full face là một dạng mũ hiểm trùm đầu. Có kích thước khá lớn, mang tính bảo vệ cao nhất, Vừa bảo vệ được phần đầu, mặt, cằm, và sau ót mà nó còn đem lại cảm giác thoãi mái an toàn cho người sử dụng.

Giúp người lái không bị mệt mỏi khi liên tục bị gió táp vào mặt.

Trong khi lái xe khi bạn đội chiếc mũ FF này thì bạn sẽ cảm thấy tự tin, và an toàn hơn khi chạy nhanh. Bạn sẽ không còn cảm nhận được gió bên ngoài táp vào mặt bạn. Nếu bạn muốn thử sự khác nhau giữa mũ Fullface so với mũ khác thì bạn thử chạy 100km/h để cảm nhận rõ hơn.

Khi lái xe ban ngày hay ban đêm những côn trùng đạp vào mắt hay mặt bạn là điều không thể tránh khỏi. Nhờ có fullface bạn chẳng phải lo ngại gì vấn đề đó. Cứ thế bạn phăng phăng chạy trên mọi nẻo đường. Khi qua những nới có khói mùi hôi hay độc thì đã có fullface hỗ trợ bạn điều đó.

Nó rất thích hợp với các loại xe phân phối lớn, mang đến vẻ đẹp thời trang và thời thượng cho người sử dụng.

Nhược điểm:

Kích thước lớn, cồng kềnh, không đẹp. Nhưng hiện nay, các loại full face được sản xuất với trọng lượng nhẹ hơn, không quá to, lại có tính thẩm mỹ cao, đảm báo được chất lượng tốt nên rất thích hợp cho các anh em thích đi phượt, đi tour.

Nón lật (flip-up)

Ưu điểm

Nón lật đó là sự kết hợp giữa hai loại mũ 3/4 và mũ fullface. Nói một cách dễ hiểu thì mũ 3/4 có gắn thêm phân fbaor vệ cằm. Nó là một loại mũ rất đa năng, và tiện lợi cho bạn có thể dễ dang tháo rời phần cằm ra cho gọn. Tuỳ vào mỗi trươngf hợp và hoàn cảnh nên nó được tháo ra lắp vô đơn giản. Một điều khá được ưu thích của loại mũ này là bạn có thể ăn uống gì đó mà không cần phải cởi mũ ra. Chỉ cần kéo nhẹ phần cằm lên.

Nhược điểm

Tuy vậy, so với 1 chiếc mũ fullface thì khả năng bảo vệ của loại mũ này vẫn kém hơn. Lý do là phần cằm di động có thể văng ra khi gặp tai nạn và để hở phần mặt và cằm người đội. Dù sao thì liền một khối vẫn tốt hơn là tách rời nhau ra mà.

Mũ off-road/motocross:

Mũ bảo hiểm OFFROAD (cào cào) được kết hợp các tính năng tốt nhất có thể sử dụng hiệu quả ngay trên đường trường đặt biệt là những con đường địa hình đồi núi hiểm trở.

Ưu điểm

Hay còn gọi là mũ bảo hiểm cào cào đó là một loại MBH lí tưởng có thể đi tất cả các loại địa hình. Đặc biệt nó được hay sử dụng trong những đường đua xe địa hình.

Kính của mũ cào cào được thiết kế rất đặc biệt theo kiểu ôm sát giúp cho người điều khiển có thể tăng thêm khả năng quan sát xung quanh. Mũ này được đầu tư phần kính rất chắc chắn có thể tránh gió, tránh ánh nắng mặt trời, bụi, những côn trùng….Bạn có thể tháo lắp kính bất cứ khi nào bạn muốn tuỳ theo hoàn cảnh sử dụng.

Bạn nghĩ rằng bạn sẽ khó thở trong chiếc mũ như vậy. Nhưng không Off- road được trang bị có thanh cằm dài để tạo luồng khí đẩy vào MBH. Giúp cho người sử dụng được dễ thở bên trong mũ. Việc hơi thở bạn làm mờ đi mặt nạ bảo hộ thì đã nhờ luồng khí đó xua tan đi, giúp bạn thuận lời trong tầm nhìn khi điều khiển phương tiện.

Tránh được điều kiện thời tiết dù cho khắc nghiệt hay mưa gió trong những chuyến đi của bạn.

Và đây là dòng Mũ bảo hiểm cào cào có kính rời tháo lắp dàng, loại kính này giúp thông thoáng hơn, tùy theo sở thích và loại xe mà mình chọn cho mình một loại nón thích hợp

Mũ 3/4

Kiểu dáng mũ 3/4 đầu mang đậm xu hướng cổ điển, vintage hiện nay càng ngày càng trở nên hot hơn bao giờ hết. Và nếu các bạn đang có dự định mua mũ 3/4 đẹp và độc cho những chuyến du lịch, đi phượt của mình, chắc chắn không thể bỏ qua mũ Andes 3/4. Được giới trẻ sử dụng rất nhiều như một trào lưu mới. Vừa mang phong cách lại vừa đảm bảo an toàn.

114 heo hồng
114 heo hồng

Ưu điểm

Mũ 3/4 được thiết kế đặc biệt với diện mạo thấp trong đầu, mũ sẽ không để bạn trông giống như Gazoo vĩ đại. Thiết kế thẩm mỹ cổ điển kết hợp với vật liệu nhẹ hiện đại mang lại cho bạn một chiếc MBH trong kinh doanh trong khi vẫn cung cấp cả ngày thoải mái và an toàn.

Từ vỏ EPS được đúc tùy chỉnh đến độ ẩm thấm lớp lót hỗn hợp da lộn, nắp này được xây dựng với chức năng trong đầu. Lớp phủ rõ ràng chống tia cực tím chống tia cực tím bảo vệ da.

Mang tính thẩm mĩ thời trang phong cách cho người sử dụng.

Nhược điểm

Vì không ôm trọn đầu nên dạng MBH này sẽ không bảo vệ hết được phần cằm – mặt. Điều đó làm tăng nguy cơ chấn thương vùng cằm – mặt nếu có va chạm xảy ra

Phần trán không được bảo vệ, Khi tham gia giao thông, hay đi phượt thì nắng và gió sẽ lùa vào mặt. Gây cảm giác khó chịu, và đôi khi những con côn trùng hay bay vào mặt.

Nón bảo hiểm Nửa đầu

Đây là loại nón bảo hiểm được nhiều người sử dụng, các bạn ra ngoài đường sẽ thấy loại mũ này rất được các chị em phụ nữ ưa chuộng. Và nó xuất hiện hầu khắp khi tham gia giao thông với nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng.

mũ bảo hiểm nữa đầu

Ưu điểm:

Nón bảo hiểm nửa đầu có kích thước gọn nhẹ, thông thoáng khí, có thể để gọn trong cốp xe. Thuận tiện khi đi trong thành phố hoặc quãng đường ngắn.

Nón bảo hiểm 1/2 đầu là loại mũ khá phổ cập hiện nay. Được nhiều người dùng ko chỉ bởi chúng nhỏ gọn, thuận tiện mà còn yêu thích cho cả nam và nữ.

Kính chắn gió bằng nhựa trong suốt, giúp bảo vệ mắt của bạn khỏi các tác động của môi trường lúc chạy xe như mưa, gió, nắng, bụi… đặc biệt mẫu mã ưa thích để đi đường xa. Không tính ra nón bảo hiểm mang kính chắn gió còn giúp người lái xe với cảm giác an toàn lúc vận động có tốc độ cao

Nhược điểm:

Tính an toàn không cao bằng các loại mũ khác. Vì nó không bảo vệ được phần cằm, mặt, tai, gáy. Chỉ sử dụng khi di chuyển gần trong nội thành phố, không áp dụng cho các chuyến đi xa, đi phượt đường dài.

Là dạng mũ kín phía trên nên khi đội dưới thời tiết nắng nóng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, và bị đỗ mồ hôi, ngứa da đầu, gây ra gầu.

Không tránh được ánh nắng, bụi, gió, các loại côn trùng… Khi thời tiết thay đổi mưa hay nắng thì đều tác dụng trực tiếp lên bạn. Trời mưa thì bạn sẽ bị ước tóc, mặt. Trời nắng thì nắng sẽ rọi trực tiếp vào khuôn mặt gây cảm giác khó chịu.

Mũ có kính

mũ có kính

Ưu điểm

Điều làm bạn khó chịu trong quá trình điều khiển phương tiện và những ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt bạn khiến bạn không thể nhìn rõ đường đi. Thì đã có những chiếc kính giúp chống loá. Bạn sẽ không cần nheo mắt cho mỗi lần di chuyển vì trời nắng hay mưa cứ đập vào mắt bạn. Hãy cứ yên tâm mà điều khiển phương tiện khi có kính bảo hiểm.

Kính được tích hợp khả năng chống loá chống xuóc chống tia UV nên thường có kiểu như trán gương, kính râm 7 màu, giúp bảo vệ làn da của bạn trước những ảnh hưởng của thời tiết.

Nhược điểm

  • Mũ bảo hiểm kính chống lóa có kích thước lớn hơn mũ thông thường.
  • Khó bảo quản và cất giữ.
  • Cần vệ sinh thường xuyên.
  • Gía đắt hơn mũ thông thường.
  • Mũ bảo hiểm xe đạp

Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, xe đạp điện là một thói quen hàng ngày của người dân phương Tây. Tại Việt Nam, mặc dù xe đạp và xe đạp điện là lựa chọn yêu thích của giới trẻ khi tham gia giao thông nhưng rất nhiều bạn vẫn chủ quan cho rằng đội MBH khi đi xe đạp, hay xe đạp điện là không cần thiết và rườm rà. Trên thực tế, khi tham gia giao thông trên đường bạn có thể gặp rất nhiều rủi ro khi va chạm, xảy ra tai nạn với các phương tiện khác mà bạn không thể lường trước được.

Ưu điểm

Thiết kế lớp vỏ từ chất liệu nhựa cao cấp, giúp tăng khả năng chịu lực và chống bào mòn cao. Thiết kế các khe rãnh so le giúp nó tăng phần cứng cáp, thu hút và giúp cho không khí dễ dàng ra vào trong mũ.

Hầu hết MBH xe đạp đều là kết quả của thiết kế khí động học hợp lý, chúng là loại mũ nửa đầu, có kiểu dáng thể thao và trọng lượng rất nhẹ, cho người đội cảm giác thoải mái, không bị sức nặng của mũ tác động lên phần đầu và cổ.

Mũ trẻ em

Cũng như mũ của người lớn mũ trẻ em cũng được trang bj đầy đủ các bộ phận. Nhưng trọng lượng thì phải nhỏ hơn không được vượt quá 1,2kg.

nón e bé in hình

MBH trẻ em nhập khẩu cũng cấu tạo gồm các bộ phận chính là lớp xốp lót, phần vỏ mũ cứng, phần quai mũ.

Với một chiếc MBH nhập khẩu chất lượng thì phần vỏ mũ sẽ được làm từ các chất liệu như nhựa tổng hợp ABS, vừa nhẹ nhưng vẫn đủ chắc chắn và cứng cáp; phần lõi làm từ xốp EPS. MBH trẻ em nhập khẩu thường sẽ có bề ngoài khá to, chắn chắn, lớp lót phía trong dày dặn.

Tất cả các MBH trẻ em đều phải có tem, mác, logo có tổ chức chứng nhận/phòng thử nghiệm được chỉ định cùng với thông tin của nhà nhập khẩu/phân phối mũ.

Riêng với MBH dành cho các hoạt động ngoài trời thì cấu tại mũ sẽ thường là dạng tổ ong, thông thoáng hơn nhiều và cũng nhẹ hơn MBH cho mô tô, xe máy.

  1. Chọn mũ theo thương hiệu:

Andes

Andes là một trong những hãng mũ hiểm phổ biến và có uy tín ở thị trường nước ta hiện nay. Andes thiết kế tất cả các loại mũ hiểm và đạt chất lượng và uy tín cao. Thường sử dụng chất liệu nhựa EVS để làm vỏ mũ, và lớp xốp chịu lực tốt, bền bỉ. Andes thiết kế mũ rất thông minh và  phù hợp với ngừoi tiêu dùng Việt. Tất cả các loại mũ hiểm: Fullface, mũ Flip-Up, Mũ 3/4, mũ 1/2, mũ cào cào…. đều có kính chắn gió, và lớp chống bụi vải lót dễ dàng trong việc vệ sinh mũ.

Mũ bảo hiểm Andes được sản xuất tại Việt Nam đạt chứng nhận sản xuất chất lượng theo quy trình ISO 9001:2008 và con tem của Tổng cục Đo lường Chất lượng Việt Nam Quacert VN. Giá từ 200.000đ – 500.000đ

Protec

Protec lại là một hãng mũ hiểm của tổ chức phi lợi nhuận của chính phủ Hoa Kỳ (AIP). Với mục tiêu phát triễn thông điệp đến các nước Châu Phi & Châu Á về tầm qua trọng của mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Protec là loại mũ hiểm đạt được chứng nhận Quacert VN xuất hiện trên các showroom hệ thống trên khắp cả nước. Và chính Protec đồng hành với các chương trình tài trợ tặng mũ cho các em học sinh, trẻ em nhằm thực hiện thông điệp của mình. (Giá dao động từ 300.000đ – 600.000đ).

Asia

Lớp vỏ cứng cáp bên ngoài của mũ bảo hiểm Asia được làm từ chất liệu nhựa cao cấp ABS nguyên sinh có tác dụng chống chịu lực bào mòn tốt, giúp các lực va đập bị phân tán, không ảnh hưởng đến đầu của chúng ta.

Lớp lõi xốp là phần giữa của cấu tạo mũ, sau khi nhờ phần vỏ mũ đã làm chệch hướng của va đập, lớp lõi xốp tiếp tục hấp thụ các lực tuyến tính và xung động. Chất liệu EPS cao cấp được gia công với công nghệ tiên tiến, với nhiẹt độ và áp suất cao, đảm bảo nó được nén chặt và vô cùng bền bỉ.

mũ Asia nửa đầu có kính là chiếc mũ có đặc điểm nổi bật hơn mũ bảo hiểm Asia nửa đầu bình thường bởi mũ được trang bị thêm kính chắn. Kính chắn giúp bảo vệ tốt cho khuôn mặt bởi nó che được hết khuôn mặt của bạn. Với chức năng cản gió cản nắng và các tác nhân khác của môi trường, kính sẽ đảm bảo được tầm nhìn của người đội

Mũ Sơn

Mũ Sơn là một hãng mũ sở hữu thế mạnh về thiết kế, sản xuất. Hầu như hãng tập trung vào phát triễn các loại mũ bảo hiểm không có kính và nữa đầu là chủ yếu. Mũ sơn rất biết phân khúc khách hàng mọi lứa tuổi đều có riêng những mẫu thiết kế chiều lòng người tiêu dùng. Tất cả các mũ của hãng đều có tem chững nhận kiểm tra chất lượng của Quacert. Màu sắc đa dạng năng động, thời trang phong cách đó chính là một thế mạh của nón Sơn. Mũ bảo hiểm Nón Sơn có vỏ ngoài được sản xuất từ nhựa ABS nhập khẩu chuyên dụng cho sản phẩm mũ bảo hiểm, có tính năng chịu lực va đập và độ bền rất cao.

Giá mũ bảo hiểm Sơn từ 300.000đ đến 800.000đ.

Mũ AGV

Có phần cằm nhọn xuống bên dưới để bảo vệ tốt hơn cho người đội trên những địa hình khác nhau, lướt gió tốt

–       Lớp vỏ ngoài được làm bằng chất liệu nhựa dẻo cao cấp và sử dụng công nghệ HIR-HT giúp hạn chế va đập

–       Các dòng nón AGV đều có các hệ thống thông gió ở trên phần đầu mũ tạo cảm giác thoái mái, giảm mồ hôi khi đội một thời gian dài

–       Lớp xốp bên trong được cấu tạo từ những hạt nhựa ABS Finite Elements Analysis tăng thêm sự an toàn, bảo vệ an toàn cho hộp sọ tốt hơn

–       Khóa nón nón AGV được thiết kế ở dạng D_ring là loại khóa chốt an toàn nhất trên thế giới hiện nay

  1. Phân biệt mũ chính hãng và hàng nhái
Tiêu chí Hàng chính hãng Hàng nhái
Hình dáng bên ngoài Các con tem theo tiêu chuẩn sẽ được in ở trên vỏ cứng của mũ, có thẻ in phía sau hoặc hai bên mũ. Tùy vào nơi sản xuất, có thể sản xuất ở Việt Nam sẽ có con dấu CR hoặc sản xuất và nhập khẩu từ nước ngoài với con dấu DOT, ECE… Ngoài ra nó sẽ có đầy đủ địa chỉ, nơi sản xuẩt, các thông số khác in trên mũ.

 

Đối với các loại mũ bảo hiểm giả, thường sẽ không có các tem chuẩn như CR ( tem chuẩn ở Việt Nam) , hoặc một số tem từ nước ngoài về dòng mũ đạt chuẩn như tem DOT ( tem tiêu chuẩn Mỹ).

 

Lớp vỏ mũ Vỏ mũ làm bằng nhựa ABS nguyên sinh cao cấp, hoặc làm từ sợi thủy tinh hoặc sợi carbon.  Bề mặt nhẵn mịn, khó vỡ, nhìn cứng cáp, dùng tay bóp mạnh cũng không bị biến dạng mũ.

 

 Thương vỏ mũ làm bằng loại nhựa kém chất lượng, mỏng. Dùng hai tay bóp chặt sẽ làm biến dạng vỏ mũ.

 

Phàn lõi xốp Được làm từ xốp EPS nên độ cứng và bền của nó có thể kiểm định bằng cách bạn chỉ cần ấn tay vào và khó có thể bị gãy. Lõi xốp được nén chặt, chịu áp lực tốt.

 

Hang kém chất lượng nên phần xốp được sử dụng rất hời hợt rẻ tiền. Chỉ cần bạn ấn nẹ vào thì lập tức bị gãy. Không đảm bảo được độ an toàn cho ngừoi dùng.

 

 

Quai mũ Phần quai mũ bảo hiểm chính hãng bền, thường chốt cài được thiết kế với chất liệu inox bền bỉ, tháo ra đóng vào dễ dàng. Đường may chắc chắn, cố định đầu không bị xô lệch khi di chuyển.

 

quai mũ làm từ dây kém chất lượng, đường may lỏng lẻo, chốt cài bằng nhựa dễ gãy. Khớp gắn với mũ bằng lớp keo dễ bị bong. Dùng tay giật mạnh sẽ bị đứt và tách rời khỏi mũ.

 

Giá tiền Vì sử dụng các nguyên liệu làm mũ chất lượng nên giá thành cao là điều không tránh khỏi. Giá dao động từ 300.000đ – hàng triệu đồng. Giá rất rẻ xuất hiện tràn lan trên thị trường. Chất liệu dổm nên không đảm bảo độ an toàn. Giá chỉ từ vài chục nghìn đồng.
Nơi bày bán Ta thường thấy các loại mũ này thường được bày bán ở các cửa hàng cụ thể, uy tín. Có sự đảm bảo về an toàn bảo hành và hàng đạt chất lượng tốt Thường bày bán ở các vỉa hè tràn lang trong chợ. Và nó không được bảo hành và đảm bảo an toàn cho ngừoi sử dụng.

 

Cách đội nón bảo hiểm đúng

Ai cũng nghĩ mình đã đội nón bảo hiểm đúng cách. Nhưng hãy cũng Cap xem xem mình đã thực sự đúng chưa nhé. Theo kết quả từ quỹ phòng chống thương vong châu Á thì nếu như bạn và người thân đội mũ đúng cách khi tham gia giao thông thì sẽ giúp bạn giảm được 69% nguy cơ gây nên chấn thương sọ não và nguy cơ gây giảm tử vong sẽ giảm được 42%.

  • Bước 1: Mở dây quai mũ và kiểm tra xem mũ có bị hư hỏng hay dây quai bị sứt ra và có dấu hiệu sắp đứt hay không
  • Bước 2: Đội lên đầu xem có vừa đầu hay không. Nếu như quai rộng thì siết khoảng cách lại. Để khi di chuyển mũ không bị hất về phía sau gây nguy hiểm cho ngừoi điều khiển.
  • Bước 3: Cài quai lại theo đúng chiều để không bị văng ra khi điều khiển phương tiện. Điều đó sẽ giúp bạn trong việc bảo vệ độ an toàn cho chính bản thân khi lái xe đó.

Không nên cài quai quá lỏng hoặc quá chật điều đó chỉ khiến bạn không thoãi mái trong chiếc mũ bảo hiểm. Và nó không đảm bảo đủ an toàn cho bạn khi di chuyển, cũng như khi xảy ra va cham.

Hãy chọn mũ bảo hiểm thật tốt, chất lượng để bảo vệ tính mạng bạn và gười thân khi tham gia giao thông nhé!